Thành phần cơ bản và công dụng của chất bôi trơn (dầu, mỡ…)

Thành phần cơ bản và công dụng của chất bôi trơn (dầu, mỡ…)

Thành phần cơ bản và công dụng của chất bôi trơn (dầu, mỡ…)

11:54 - 22/10/2016

Dầu, mỡ bôi trơn là một cụm từ thường được sử dụng liên quan đến độ tin cậy trong việc bảo trì máy móc, vậy bôi trơn là gì?

Thành phần cơ bản và công dụng của chất bôi trơn (dầu, mỡ…)

1. Thành phần cơ bản của dầu mỡ bôi trơn

Dầu, mỡ bôi trơn là một cụm từ thường được sử dụng liên quan đến độ tin cậy trong việc bảo trì máy móc, vậy bôi trơn là gì?

Định nghĩa sự bôi trơn cũng như các ứng dụng của một số chất bôi trơn hay dầu, mỡ chính là để giảm thiểu ma sát giữa các bề mặt tiếp xúc trong qúa trình hoạt động. Mặc dù đây là một định nghĩa chính xác, nhưng nó chưa đủ để  thể  hiện tất cả những công dụng chính của chất bôi trơn.

Có rất nhiều chất khác nhau có thể được sử dụng để bôi trơn bề mặt, tuy nhiên dầu, mỡ vẫn là phổ biến nhất.

1.1. Dầu bôi trơn là hỗn hợp bao gồm dầu gốc và phụ gia, hay người ta thường gọi là dầu nhờn thương phẩm. Phụ gia thêm vào với mục đích là giúp cho dầu nhờn thương phẩm có được những tính chất phù hợp với chỉ tiêu đề ra cho mục đích sử dụng  mà bản thân các thành phần sẵn có trong dầu gốc không đáp ứng được.

Dầu gốc là dầu thu được sau quá trình chế biến, xử lý tổng hợp bằng các quá trình xử lý vật lý và hóa học.

Dựa vào thành phần của dầu gốc, có thể chia thành 3 loại bao gồm :

-       Dầu gốc  khoáng.

-       Dầu gốc tổng hợp.

-       Dầu gốc bán tổng hợp (kết hợp giữa dầu khoáng và dầu tổng hợp).

Trong dầu nhờn thương phẩm, dầu gốc có thể chiếm đến tỷ lệ 90%, còn lại là thành phần các loại phụ gia khác được bổ xung trong quá trình sản xuất, phối trộn dầu nhờn (nhưng cũng có thể 1 vài thành phần trong dầu gốc bị loại bỏ trong các quá trình này).

Có rất nhiều các loại phụ gia trong dầu nhờn tùy theo mục đích sử dụng, và phổ biến nhất thường là :

-       Phụ gia chống mài mòn

-       Phụ gia chống ăn mòn

-       Phụ gia chống oxy hóa

-       Phụ gia chống tạo bọt.

-       Phụ gia chịu cực áp

-       Phụ gia tăng cường độ bám dính

-       …v…v……

1.2. Mỡ bôi trơn là sản phẩm ở thể đồng nhất có dạng từ rắn cho tới lỏng hoặc bán lỏng (thể hiện qua thông số đặc thù NLGI_cấp độ cứng của mỡ với 9 cấp độ cứng từ 000 đến 6), nó hình thành do sự kết hợp  của các tác nhân làm đặc, dầu gốc, và phụ gia theo nhiều tỷ lệ khác nhau trong 1 thể đồng nhất.

Về cơ bản ta dễ dàng nhận thấy mỡ bôi trơn khác dầu nhờn bôi trơn ở thành phần chất làm đặc được thêm vào trong quá trình sản xuất, phối trộn (bao gồm chất làm đặc có thành phần là kim loại kiềm đơn, phức  và chất làm đặc không chứa thành phần kim loại kiềm).

Mỡ bôi trơn được sản xuất nhằm đáp ứng cho các vị trí trên máy móc, thiết bị mà ở đó phương pháp bôi trơn bằng dầu không phát huy hiệu quả hoặc không thể ứng dụng (thay thế cho dầu bôi trơn).

Mỡ bôi trơn trong nhiều trường hợp thể hiện ưu thế hơn dầu bôi trơn, chẳng hạn: Bôi trơn các cụm ma sát khó có điều kiện xem xét, bổ xung chất bôi trơn khi đang hoạt động, nơi thời hạn sử dụng chất bôi trơn cần phải được kéo dài. Bôi trơn các vị trí nằm nghiêng, thậm chí là thẳng đứng. Bôi trơn cho các ổ bi lăn có nắp đậy…..v..v….

2. Công dụng của dầu,  mỡ bôi trơn.

- Như đã đề cập ở phần đầu : Giảm ma sát là mục tiêu quan trọng của chất bôi trơn nhưng chưa đủ vì chất bội trơn  cung cấp cho các chi tiết , hệ thống các tất cả tính năng, công dụng quan trọng sau :

  • Bôi trơn.
  • Làm mát.
  • Làm sạch.
  • Làm kín.
  • Chống gỉ sét, ăn mòn chi tiết.
  • Chống oxi hóa bề mặt chi tiết.  
  • Rút ngắn quá trình chạy rà giúp các chi tiết ăn khớp với nhau trong thời gian ngắn.

- Trong quá trình làm việc của chất bôi trơn, thành phần dầu gốc và phụ gia sẽ bị tiêu hao theo nhiều cấp độ khác nhau, tùy điều kiện làm việc. Do đó các công dụng nêu trên của chất bôi trơn sẽ không còn được đảm bảo một cách đầy đủ, thậm chí có khả năng gây ra hư hỏng cho chi tiết, hệ thống… Đó chính là thời điểm cần xem xét để bổ xung hoặc thay mới chất bôi trơn.

TAGS: Tin tức,